4 Bước đơn giản tạo blog cá nhân

tạo blog

Bạn muốn tự tạo blog cá nhân cho riêng mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu, vậy thì bài viết này chính là dành cho bạn. Có nhiều lý do để bắt đầu viết blog, nhưng thách thức mà tất cả các blogger đầy tham vọng phải đối mặt là: Làm thế nào để tự tạo blog cho riêng mình?

 

5 bước đơn giản mà bạn sẽ cần phải hoàn thành để tự mình tạo blog:

Nội dung chia sẻ

Bước 1: Chọn một nền tảng viết blog.

Để bắt đầu một blog cá nhân, bạn sẽ cần chọn một nền tảng tạo blog – hoặc một công cụ giúp bạn đưa nội dung của mình lên web. Có rất nhiều nền tảng blog có sẵn nhưng  phổ biến và thông dụng nhất là xây dựng blog nên nền tảng WordPress.org.

WordPress cho đến nay là nền tảng blog được sử dụng nhiều nhất và vì nhiều lý do chính đáng:

  • Nó được sử dụng miễn phí (mặc dù bạn vẫn cần trả một khoản nhỏ cho việc sở hữu một miền và một máy chủ).
  • Nó rất dễ dàng sử dụng để tạo blog.
  • Nó đã tồn tại trong nhiều năm và là một hệ thống mạnh mẽ và an toàn (mặc dù bạn cần phải cập nhật nó để duy trì bảo mật).
  • Nó có cung cấp toàn bộ các công cụ, nhà thiết kế và nhà phát triển xung quanh nó để giúp bạn tùy chỉnh blog của mình theo sở thích cá nhân.

Hãy nhớ rằng WordPress cung cấp hai công cụ:

  • WordPress.com: nơi họ lưu trữ blog của bạn, chăm sóc phần back-end và cấp cho bạn quyền truy cập để có nó trên miền riêng của họ. Bạn sẽ được miễn phí khoảng thời gian đầu sử dụng, nhưng sau đó bạn phải trả tiền để nâng cấp các yếu tố khác.
  • WordPress.org: nơi bạn có toàn quyền kiểm soát và lưu trữ blog trên máy chủ của riêng bạn, miền của riêng bạn và có toàn quyền kiểm soát giao diện, hoạt động và cách bạn có thể kiếm tiền từ blog. Nó hoàn toàn miễn phí để sử dụng nhưng bạn cần phải sắp xếp lưu trữ, tên miền, v.v.

 

WordPress.com dễ thiết lập hơn và có nghĩa là bạn không cần phải tiếp tục nâng cấp các phiên bản của WordPress nhưng nó cung cấp cho bạn ít quyền kiểm soát hơn đối với việc thiết kế giao diện, phương tiện kiếm tiền và những tính năng bạn có thể thêm vào. WordPress.com là miễn phí để bắt đầu nhưng tùy thuộc vào những gì bạn muốn nâng cấp mà nó có thể đắt ngang với WordPress.org.

Nếu bạn mới bắt đầu và chưa muốn đầu tư mạnh vào blog, bạn có thể sử dụng WordPress.org – bạn sẽ cần thêm một số công đoạn trong giai đoạn thiết lập (tôi sẽ hướng dẫn bạn qua phần bên dưới) nhưng về lâu dài, bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát giao diện, các công cụ và phương tiện kiếm tiền từ trang web của bạn. Nó rẻ hơn WordPress.com và vẫn đáp ứng được những tính năng cao cấp.

 

Bước 2: Chọn tên miền cho blog.

Tiếp theo, bạn cần chọn một phần mềm hoặc dịch vụ bạn định dùng để xuất bản và lưu trữ nội dung lên đó. Nhưng trước đó, bạn cần quyết định xem sẽ dùng nền tảng blog miễn phí hay nền tảng self-host.

 

a, Nền tảng miễn phí.

Ý tưởng khi dùng các nền tảng tạo lập blog miễn phí thường được thích bởi các blogger mới. Tuy nhiên, khi bạn tạo blog trên đó bạn sẽ gặp trở ngại bởi các quy tắc và ràng buộc. Không chỉ vậy, bạn sẽ không dùng được tên miền chính mà phải dùng tên miền phụ của nền tảng đó và bạn có thể gặp quảng cáo đè trên blog kể cả khi nó không phù hợp với phong cách và thị trường bạn hướng đến. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc kinh doanh trên blog bởi nền tảng miễn phí sẽ không hoặc hạn chế các công cụ hỗ trợ kiếm tiền.

 

b, Nền tảng Self-host.

Self-hosted giúp bạn tạo blog với tên miền riêng. Nghĩa là bạn không phải thấy tên miền của website khác ở sau đuôi tên miền của bạn. Ngoài ra, có nhiều Hệ Thống Quản Trị Nội Dung (CMS) khác nhau cho bạn lựa chọn, trong đó, phổ biến nhất là WordPress, Joomla, và Drupal. Những CMS này sẽ giúp bạn tạo blog đẹp mắt và thu hút người đọc.

Tuy nhiên, Blog self-host không miễn phí nếu bạn cần dùng tên riêng và không gian lưu trữ web riêng; bạn cần thanh toán một khoản phí cho công ty web hosting. Sau đó bạn có thể tùy ý cài đặt CMS.

Bước 3: Thiết kế giao diện blog.

Một điều bạn cần làm khi tạo blog là suy nghĩ về thiết kế giao diện cho blog cá nhân. Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, vì vậy bạn cần một hình ảnh giao diện nói lên điều đặc biệt thu hút về nội dung blog của bạn, và điều đó giúp bạn nổi bật trong thế giới blog đông đúc.

Đầu tiên bạn cần biết được cấu trúc của một blog thông thường gồm 4 phần chính:

  • Header: Tiêu đề với menu hoặc thanh điều hướng.
  • Main content: Khu vực nội dung chính với các bài đăng trên blog được đánh dấu hoặc được sắp xếp từ mới nhất đến cũ nhất.
  • Sidebar: Thanh bên cạnh có hồ sơ xã hội, nội dung yêu thích hoặc lời gọi hành động.
  • Footer: Chân trang với các liên kết có liên quan như tuyên bố, chính sách bảo mật, trang liên hệ, v.v.

 

Giao diện của blog hoặc website phổ biến hiện nay được thiết kế và xây dựng qua những câu lệnh HTML, CSS hoặc thậm chí là Javascript. Vì vậy để tự mình thiết kế một blog giản đơn, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản về HTML, CSS,v.v. Những câu code này cũng khá đơn giản và bạn có thể tìm kiếm trên Google về cách chỉnh sửa front-end cho blog.

Tùy chọn khác là nếu bạn cảm thấy khó trong việc tự lập trình giao diện blog và mong muốn sở hữu một blog trong tưởng tượng của bạn. Bạn có thể tìm đến chúng tôi. Chúng tôi luôn luôn hỗ trợ và giải quyết những nhu cầu và thắc mắc của bạn.

 

Bạn có thể tham khảo: THIẾT KẾ BLOG CÁ NHÂN CHUYÊN NGHIỆP

 

Đừng quá căng thẳng trong những ngày đầu tạo blog. Hãy cứ bắt đầu với thiết kế của bạn và rồi chúng ta sẽ điều chỉnh và cải thiện dần dần. Mẹo quan trọng của tôi là chọn một thiết kế đơn giản, cổ điển và gọn gàng mà bạn có thể thêm một logo đơn giản để làm cho nó trở nên cá tính hơn một chút và sau đó bắt đầu với việc viết blog!

 

Bước 4: Bắt đầu xây dựng nội dung hữu ích phục vụ người đọc.

OK – đến giờ bạn đã có tên miền, nơi lưu trữ, đã cài đặt WordPress và cài đặt chủ đề của mình. Bạn đã bắt đầu tạo blog… nhưng blogger là gì? đến đây bạn vẫn chưa phải là một blogger cho đến khi bạn bắt đầu xây dựng một số nội dung cho blog của mình!

Có hai loại nội dung mà bạn có thể tạo cho blog của mình trong WordPress – ‘Trang’ và ‘Bài đăng’.

 

a, Các trang.

Trang là các trang “tĩnh” trên blog của bạn và không thực sự thay đổi nhiều, nhưng bạn sẽ cần liên kết đến từ các menu và khu vực điều hướng trên blog của mình.

Trang đầu tiên của bạn có thể phải là ‘Trang giới thiệu’ – một trang cho mọi người biết về bạn và blog của bạn. Đó là một trang bạn sẽ muốn hiển thị trong khu vực điều hướng(menu) của mình và sẽ có khá nhiều người đọc nó để hiểu điều bạn muốn truyền tải trước khi đọc các bài viết trên blog.

 

b, Bài viết.

Các bài đăng có một chút khác biệt và những gì bạn sẽ dành phần lớn thời gian để viết. Các bài đăng sẽ xuất hiện trên trang nhất blog của bạn sau khi chúng được xuất bản. Bạn cần có bình luận và cập nhật ngày để cho độc giả biết khi nó được xuất bản.

 

c, Xây dựng tuyến nội dung cho blog cá nhân.

Hãy lập một danh sách các chủ đề của bạn bằng một file excel đơn giản, bạn nên bắt đầu bằng các chủ đề bao quát rồi dần đi vào chi tiết khi tạo blog. Nếu bạn có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, hãy ưu tiên nó trước.

Lưu ý là kết quả sẽ không đến ngay lập tức, vì vậy kỷ luật là bạn đồng hành tốt nhất của bạn. Bạn cần giám sát toàn bộ quá trình viết bài và tự đề ra deadline cho từng bài viết. 

Hãy tìm điểm cân bằng giữa chất lượngsố lượng, rồi cứ vậy viết bài theo kế hoạch. Bạn cần xác định rằng sẽ mất một khoảng thời gian để blog cá nhân của bạn đạt những thành quả đầu tiên. Bạn có thể tham khảo casestudy bloggiamgia, blog mã giảm giá hoặc blog chuyên văn, blog chuyên anh để cho mình cái nhìn rõ hơn về nội dung cho blog cá nhân của mình…

Chúc bạn thành công trong việc xây dựng cho mình một blog cá nhân chuyên nghiệp!

Rate this post

Đã đăng ký