Chào bạn, bạn đang muốn tìm hiểu và làm việc với Content marketing phải không?
Tuy rằng, việc trở thành một copywriter không yêu cầu bằng cấp, địa vị gì nhưng nó yêu cầu người làm cần có những kỹ năng cần thiết như kỹ năng nghiên cứu, khai thác thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng SEO, kỹ năng viết, kỹ năng công nghệ…
Những điều mình nói có chỗ nào bạn đang không hiểu nó có nghĩa là gì không? Mình có dùng một số thuật ngữ Content Marketing như copywriter, SEO. Đó cũng là nội dung mà mình muốn nhắc tới ở đây. Có thể là do bạn mới tiếp xúc nên chưa hiểu rõ được hết ý nghĩa của thuật ngữ, vậy hãy cùng mình tìm hiểu ngay những thuật ngữ Content Marketing dành cho dân mới vào nghề nhé.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt 3 khái niệm Content Writer, Copywriter và Content Creator
Nội dung chia sẻ
Thuật ngữ chỉ tổ chức (2)
- Agency: là công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo và truyền thông
- Client: bạn hiểu đơn giản là Client của Agency.
Thuật ngữ chỉ vị trí công việc (7)
- Account team: bộ phận đảm nhiệm công việc nhận yêu cầu từ client trong công ty agency
- Creative team: bộ phận sáng tạo, gồm một số vị trí sau:
- Copywriter: người sáng tạo ra nội dung cho các chiến lược marketing, người xây dựng thương hiệu, truyền thông của tổ chức.
- Creative Director: Giám đốc sáng tạo
- Art Director: người định hướng hình ảnh, chịu trách nghiệm về diện mạo của nội dung, sản phẩm.
- Designer: chuyên viên thiết kế.
- Photographer: nhiếp ảnh gia.
Thuật ngữ trong quá trình thực hiện công việc (15)
- Audience: Công chúng. Ngoài ra bạn còn có thể gặp thuật ngữ “audience target” có nghĩa là công chúng mục tiêu, đó là đối tượng mà bạn muốn thu hút, bạn biết rõ thông tin như độ tuổi, giới tính, hành vi và insight của họ.
- Brand personality: Thương hiệu cá nhân
- Brief: là văn bản mà Client gửi tới Agency, có thể hiểu đơn giản là bản mô tả công việc, yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Công cụ giúp cho công ty Marketing hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và thực hiện tốt nhất có thể.
- Campaign: Chiến dịch truyền thông
- Insight customer: suy nghĩ, cảm nhận, động cơ của mỗi khách hàng, những lý do thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.
- Concept: Ý tưởng chủ đạo. Ý tưởng này làm nền cho các ý tưởng khác, mang nghĩa bao quát (idea) như bối cảnh câu chuyện.
- Idea: Ý tưởng truyền thông, những ý tưởng nhỏ trong bài, được truyền tải cụ thể qua ngôn từ.
- Key message: Thông điệp chính xuyên suốt chiến dịch.
- Key visual: Hình ảnh xuyên suốt chiến dịch
- Slogan: câu khẩu hiệu của chiến dịch.
- Headline: tiêu đề. Mọi người sẽ nhìn thấy tiêu đề đầu tiên, yếu tố thu hút khách hàng xem tiếp bài của bạn
- Budget: ngân sách
- KPI( Key Performance indicator) : là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả công việc
- Traffic: lượt truy cập
- Blog icon: biểu tượng cảm xúc trên trang blog
Thuật ngữ chỉ mảng công việc (7)
- Social media: là các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội, chúng ta giao tiếp, kết nối, tương tác với công chúng qua kênh này. Các kênh social media thường gặp là: facebook, instagram, tik tok, linkedln, pinterest, google, twitter,..
- SEO: viết tắt của cụm từ “Search Engineering Optimize” bạn sẽ gặp từ này rất nhiều, bạn hiểu đơn giản nó là cách để tăng thứ hạng xuất hiện của website trên top tìm kiếm của google.
- PR: viết tắt của Public Relations (quan hệ công chúng). Đây là công cụ truyền thông hình ảnh, sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, là công cụ xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Một số hình thức của PR: Tổ chức sự kiện, bản tin, tài liệu in ấn, các hoạt động xã hội,…
- Infographic: là ghép của 2 từ “Information, Graphic”. Đây có thể được hiểu là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức giúp người đọc nắm được thông tin phức tạp một cách nhanh chóng và rõ ràng.
- Email Marketing: đây là hình thức sử dụng email để thực hiện mục tiêu truyền thông đến khách hàng.
- E-Commerce (thương mại điện tử): Các sàn thương mại như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,…
- Landing page (trang đích): là một website được thiết kế đơn giản. Là trang đích mà người dùng sau khi thực hiện tìm kiếm, với mục tiêu chuyển đổi như là thu hút lượt xem, click mua hàng, điền form thu thập thông tin, dẫn người dùng chuyển sang sang khác.
Thuật ngữ chỉ hoạt động (4)
- Brainstorm: là hoạt động sáng tạo của creative team để tạo ra ý tưởng cho chiến dịch truyền thông.
- Booking: là hoạt động đặt bài, trả tiền để đăng bài lên phương tiện truyền thông
- Seeding: Là hoạt động “gieo mầm”, phương thức tiếp cận chiến lược để phân tán nội dung đến người dùng. Các dạng seeding bạn có thể gặp: seeding facebook (bạn để lại những bình luận ảo để tăng tương tác, niềm tin của khách hàng), seeding trên diễn đàn, forum (các nhận xét, bình luận), seeding trên Blog (quan điểm, phản hồi,..)
- Outsource: đây là hoạt động thuê nhân sự bên ngoài để làm việc.
Thuật ngữ chỉ phương tiện/ kênh truyền thông (3)
- Owned media: Kênh truyền thông do tổ chức sở hữu
- Paid media: Các kênh truyền thông thuê ngoài, mất phí. Ví dụ như: truyền hình, báo, tạp chí, website của người nổi tiếng,…
- Earned media: kênh do người tiêu dùng tạo ra, có thể là những fanpage người dùng tự lập ra để trao đổi chéo về sản phẩm của nhiều công ty, như vậy người tiêu dùng có những đánh giá khách quan nhất.
Thuật ngữ chỉ quy mô (3)
- B2B: Business To Business. Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
- B2C: Business To Customer. Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng
- B2D: Business To Developers. Mô hình kinh doanh với sản phẩm là những nền tảng, công cụ cho những nhà phát triển công nghệ.
Trên đây là những tổng hợp của mình về thuật ngữ Content Marketing cơ bản nhất, trong quá trình làm việc nếu còn những thuật ngữ nào khó hiểu, hoặc những thuật ngữ nào bạn cho là cơ bản nhất hãy comment cho mình biết để bổ sung nhé! Mình rất vui lòng nhận được đóng góp từ các bạn.