Mách bạn cách Story Telling sao cho “truyền thông”

cách story telling truyền thông

Nội dung chia sẻ

Story telling là gì?

Story telling là một hình thức ghi lại ấn tượng, giá trị thương hiêụ, quảng bá sản phẩm trong lòng thông qua hình thức những câu chuyện kể gần gũi, thực tế nhưng cung không kém phần sinh động. Phương thức này không còn xa lạ gì trong giới Marketing, nhưng lại được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Có thể nói đây là một trong những phương thức dễ tiếp cận và tạo ấn tượng với khách hàng tốt nhất.

Một thương hiệu muốn phát triển mạnh và có được sự đánh giá cao từ khách hàng thì cần xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu cốt lõi ngay từ những bước đi đầu tiên. Storry telling là chính là lời giải phù hợp nhất cũng như dễ giúp bạn dễ chạm được đến cảm xúc của khách hàng nhất.

Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của story telling trong Marketing

Công thức viết một story telling hút hồn người đọc

GREAT

G- Glue

Chìa khoá đầu tiên của một câu chuyện chính là sự gắn kết. Bạn cần chắc chắn rằng những giá trị cốt lõi của thương hiệu được gắn chặt với câu chuyện sẽ được kể. Điều này sẽ tạo sự tín nhiệm đầu tiên của khách hàng dành cho thương hiệu. Bước này rất quan trọng vì chúng quyết định những nó sẽ quyết định những gì bạn làm kế tiếp có diễn ra theo xu hướng tốt đẹp hay không. Đừng để câu chuyện của bạn bị lạc đề hay tách rời khỏi những giá trị thật của sản phẩm do thương hiệu cung cấp.

R- Reward

Những ứng dụng thực tế của sản phẩm sẽ định giá sản phẩm đó trong lòng khách hàng. Vì vậy, story mà bạn đưa ra cần đáp ứng những yêu cầu của khách hàng về giá trị sản phẩm. Và một khi khách hàng biết được những “phần thưởng” mà họ nhận được khi sở hữu sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ rất quan tâm lắng nghe cả câu chuyện cũng như càng tinn tưởng vào thương hiệu hơn.

E-Emotinal

Để có một câu chuyện hay thì những yếu tố về mặt cảm xúc, tinh thần đóng vai trò quan trọng. Với phương pháp Story telling này, cảm xúc của khách hàng là chìa khoá quyết định sự thành công của chiến dịch. Bởi khách hàng thường quyết định mua hàng đa phần là dựa theo cảm xúc, nếu câu chuyện của thương hiệu bạn có thể đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc thì chắc chắc doanh số sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đẩy cao hơn.Không những thế, cảm xúc từ một câu chuyện đủ hay, đủ ấn tượng còn có thể giúp lan rộng sự phổ biến của thương hiệu.

A- Authentic

Sẽ chẳng có khách hàng nào muốn đọc một câu chuyện bị copy hoặc thậm chí phi logic đến không thể tin được đúng không? Khách hàng là những người rất nhạy cảm và nếu ta cố vẽ những câu chuyện vô lý để quảng bá thì chắc chắn là sẽ đánh mất sự tin tưởng của họ .Những nội dung cốt lõi mà câu chuyện đang truyền tải cần được xây dựng dựa trên những trải nghiệm thực tế của thương hiệu, những ý tưởng, giá trị đó phải là thật, là của riêng thương hiệu đừng gượng ép lồng ghép những ý tưởng của đối thủ chỉ vì thấy thương hiệu của đối thủ đã thành công nhờ câu chuyện của họ.

T- Target

Một Story telling muốn hay không thể nào bỏ qua bước xác định mục tiêu. Teller cần chọn đúng mục đích cho câu chuyện và các đối tượng câu chuyện cần nhắm đến. Điều này sẽ giúp cho những tình tiết cũng như khách hàng được nhắm đến không bị lang man, gây sự hiểu nhầm hoặc nhàm chán. Càng phác hoạ rõ nét mục tiêu bao nhiêu thì câu chuyện của bạn sẽ càng dễ khai triển và dễ chạm vào cảm xúc người đọc.

Những lưu ý khi viết Content Story telling

Cái gì nhiều quá cũng không tốt

Sẽ có rất nhiều Teller sẽ bị ngôn ngữ dẫn dắt và nhồi nhét quá nhiều vào câu chuyện của mình từ đó khiến chúng không đem lại cảm giác chân thật. Một storytelling cần mang đến chi người đọc sự gần gùi  hệt như đang chia sẻ, nói chuyện để khách hàng không cảm thấy đó là một hình thức quảng cáo. Như thế thì khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi câu chuyện một cách tự nhiên.

Đừng chỉ kể suông mà hãy cho khách hàng thấy dẫn chứng thật

Nếu bạn chỉ viết câu chuyện bình thường và không có sự tiếp thị bên trong đó thì bạn có thể thoải mái thêm thắt và miêu tả về nó. Nhưng bạn cần nắm rõ đây là một chiến thuật marketing, vì thế khách hàng sẽ không tin những lời hoa mỹ trên mặt chữ mà bạn cần cho họ thấy những bằng chứng nhất định, những công dụng chính xác của sản phẩm, thành tựu cụ thể khẳng định giá trị thương hiệu.

Đừng kết thúc câu chuyện bằng một bài học đạo đức

 Khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, họ thường quan tâm đến những gì bạn chia sẻ. Đặc biệt là câu chuyện thương hiệu. Nếu bạn lồng ghép những bài học triết học của mình vào câu chuyện, thì bạn thường giới hạn ý nghĩa của thương hiệu trong một vài phần. Hãy chỉ nên tập trung vào những giá trị của thương hiệu và sản phẩm sẽ đem lại cho khách hàng.

Đỗ Minh Ngọc

 

 

Rate this post

Đã đăng ký